Trực tiếp điều hành chánh phủ (1743–1756) Louis XV của Pháp

Bộ trưởng Tài chính Jean Baptiste de Machault D'Arnouville, người đã có nhiều nỗ lực cải cách hệ thống tài chính của Pháp

Sau khi Fleury chết vào tháng 1 năm 1743, Bộ trưởng Chiến tranh, Quận công xứ Noailles, dâng biểu lên nhà vua kể về cố sự Louis XIV từng căn dặn cháu nội ông, cũng tức là Felipe V của Tây Ban Nha; rằng: "Đừng để chính mình bị chi phối; hãy làm chủ. Không nên có sủng thần hay thủ tướng. Lắng nghe, tham khảo ý kiến của Hội đồng, nhưng hãy giữ quyền quyết định. Nhờ Chúa, mày trở thành Vua; và hãy tự mình quyết định, miễn là mày có ý định tốt."[36] Louis theo lời khuyên đó và quyết định cai trị mà không lập tể tướng. Hai vị Thượng thư nắm nhiều quyền lực nhất trong chính phủ là; Thượng thư bộ Tài chính, Jean Baptiste de Machault D'Arnouville, và Thượng thư bộ Binh, Bá tước d'Argenson

Khi chiến tranh chấm dứt, Louis nắm lấy cơ hội để tìm cách giảm nợ và hiện đại hóa hệ thống thuế của Vương quốc. Cải cách được Thượng thư Bộ Tài chính D'Arnouville đưa ra rồi được nhà vua chấp thuận qua hai sắc lệnh ban hành vào tháng 5, 1749. Biện pháp đầu tiên là phát hành trái phiếu, lấy lãi 5%, để trả nợ 36 triệu livres dùng cho chiến tranh. Phương pháp mới này ngay lập tức giành được kết quả. Biện pháp thứ hai làm hủy bỏ dixième, loại thuế 10% thu nhập, vốn lập ra để phục vụ nhu cầu chiến tranh, thay thế bằng vingtième, lấy thuế 5% thu nhập, nhưng không như dixième, nó đánh thuế trên tất cả công dân, lần đầu tiên giai cấp tăng lữ và quý tộc cũng phải nộp thuế.[37]

Trong khi loại thuế mới được người dân ủng hộ, như Voltaire, nó gặp phải sự chống đối quyết liệt từ giới tăng lữ, quý tộc. Ngày 5 tháng 5 năm 1749 khi nó được công bố tại Nghị viện Paris, nơi mà giới tăng lữ và nhà giàu mua được gần hết số ghế, dự luật bị bác bỏ với tỉ lệ 106/49; đa số người cho cần thêm thời gian để xem xét. Nhà vua đáp lại bằng cách ra lệnh phải thông qua ngay lập tức, và Nghị viện miễn cưỡng thông qua vào ngày 19 tháng 5.[38] Nhưng sự chống đối với chính sách mới vẫn tiếp tục trong giới nhà thờ và ở các tỉnh, vốn đều có Nghị viện riêng của mình. Trong khi Nghị viện Bourgogne, Provence và Artois tuân theo lệnh vua, BretagneLanguedoc kháng mệnh. Chính phủ hoàng gia giải tán Nghị viện Bretagne, buộc các thành viên Nghị viện Languedoc trở về xứ của họ, và trực tiếp kiểm soát Provence.[37]

Ở Paris, tranh chấp giữa Nhà vua cùng Nghị viện nổ ra về vấn đề Hôpital Général, một tổ chức bán tôn giáo có 6 bệnh viện và nhà tạm trú ở Paris, gồm khoảng 5000 thành viên. Các nhân viên và quan chức ở đây thuộc phe Jansen, trong khi ban Giám đốc điều hành bệnh viện có nhiều người trong Nghị viện Paris. Năm 1749, nhà vua quyết định thanh trừng những người Jansen và những kẻ tham nhũng khỏi đó, bổ nhiệm "Bộ máy đầu não" mới không theo ý của các quản trị viên, những người này liền từ chức; và vua bổ nhiệm 4 thành viên mới; và đòi chủ tịch thứ nhất của Nghị viện, René Nicolas Charles Augustin de Maupeou, làm theo ý định tái tổ chức bệnh viện của mình. De Maupeou từ chối tuân lệnh nếu không có sự tán thành của Nghị viện, và Nghị viện đang ở vào kì nghỉ. Ngày 20 tháng 11 khi Nghị viện họp lại, Nhà vua lại triệu Maupeou đến và bắt tuân theo chiếu chỉ không trì hoãn. Lúc này các thành viên Nghị viện từ chối thảo luận về bệnh viện. Ngày 28 tháng 1 năm 1752, Nhà vua chỉ thị Hội đồng thay đổi cơ cấu Bệnh viện mà không có sự đồng ý của Nghị viện. Voltaire, miêu tả về sự cố này, rằng, "Trước đó chưa bao giờ một vấn đề nhỏ lại gây ra ảnh hưởng lớn đến vậy." Đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp đối đầu với nhà vua, và một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nghị viện bắt đầu tin, rằng Nhà vua không phải là luật pháp của quốc gia.[39]

Kế hoạch đánh thuế lên nhà thờ của vua cũng gặp khó khăn. Một sắc lệnh được đưa ra, theo đó tất cả các giáo sĩ phải đệ trình kê khai thu nhập vào ngày 17 tháng 2 năm 1751, nhưng không ai khai gì hết. Thay vào đó, nhà vua đã lặng lẽ ban hành một sắc lệnh mới vào tháng 12 năm 1750, hủy bỏ thuế và dựa hoàn toàn vào đóng góp tự nguyên của các nhà thờ là 1,500,000 livres. Theo nghị định mới, thay vì nộp thuế, nhà thờ mỗi năm sẽ thu được một số tiền và tự nguyện dâng nó cho chính phủ. Sự ủng hộ của vua cho nhà thờ là do gia sư của ông, Hồng y Fleury, dạy và lòng biết ơn của ông với Tổng Giám mục de Beaumont, người bảo vệ ông chống lại các cuộc tấn công của Jansen và những lời chỉ trích của Nghị viện, và Tổng Giám mục còn tỏ ra khoan dung với cuộc sống phóng túng của nhà vua bên các cô tình nhân.[40]

Dù chiến thắng của Pháp, chiến tranh vẫn còn lan rộng ở Hà LanÝ, nơi Tướng quân Belle-Isle bao vây quân Áo ở Genoa. Trước hè 1757, Pháp chiếm toàn bộ Hà Lan thuộc Áo (Bỉ quốc hiện nay).[41] Tháng 3 năm 1748, Louis đề xuất hội họp tại Aix-en-Chapelle để thương nghị kết thúc chiến tranh. Quá trình bắt đầu khi Maastricht bị Tướng de Saxe chiếm vào ngày 10 tháng 4 năm 1748. Anh, đang bị áp lực bởi đe dọa xâm lược từ Pháp và phần còn lại của Hà Lan, kêu gọi đàm phán liền dù cho phản đối từ Áo và Sardegna. Hiệp ước được các bên thương lượng trong tháng 9 và tháng 10 năm 1748. Louis thì cũng muốn giải quyết nhanh bởi chiến tranh với Anh đe dọa đến nguồn lợi hàng hải của Pháp. Đề xuất của Louis rất là hào phóng; trong Hiệp ước Aix-la-Chapelle, Louis đã lại tất cả lãnh thổ đã chiếm ở Hà Lan cho Áo, Maastricht cho Cộng hòa Hà Lan, Nice và Savoia cho Sardegna, và Madras cho Ấn Độ thuộc Anh. Người Áo trả lại Công quốc Parma và các lãnh thổ khác cho vua Tây Ban Nha, trong khi Anh trao cho Pháp Louisburg và đảo Cape Breton, đều thuộc Nova Scotia. Pháp cũng đồng ý trục xuất người đòi ngôi nhà Stuart của Anh.[42]

Chiến tranh kết thúc, Paris tổ chức ăn mừng, nhưng khi Hiệp ước được công bố vào ngày 14 tháng 1 năm 1749, gây ra sự bất bình và phẫn nộ. Người đòi ngôi nhà Stuart của Anh không chịu dời đi, và hành động này được người Paris hoan nghênh. Cuối cùng anh ta bị bắt ngày 10 tháng 12 năm 1748 và bị đày ra Switzerland. Các tướng Pháp, như De Saxe, cũng tức giận về việc bỏ Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Quyết định của nhà vua cũng có cái lý của ông: ông không muốn Hà Lan thành nơi tranh chấp giữa Pháp với các cường quốc, và cho rằng lãnh thổ nước Pháp đã đạt đến cực hạn, nên làm quốc gia thịnh vương thay vì mở rộng lãnh thổ. Lý lẽ của ông còn dựa trên tôn giáo; ông được dạy bởi Fleury về Điều răn thứ 7, cấm lấy tài sản của người khác bằng gian lận hay bạo lực. Louis thường trích dẫn một câu châm ngôn "Nếu ai hỏi bằng cách nào anh ta có thể bảo vệ tốt nhất một vương quốc, thì câu trả lời là, không mở rộng nó ra thêm nữa." Ông cũng nhận được sự ủng hộ của Voltaire, "Có vẻ như tốt hơn, và thậm chí còn hữu ích hơn khi triều đình Pháp suy nghĩ về sự thỏa mãn của các đồng minh, chứ không phải là để có hai hoặc ba thị trấn Flemish mà khiến người ta thù dằn lâu dài."[43] Vua không có đủ kỹ năng giao tiếp để giải thích quyết định của mình cho công chúng, và thấy không cần làm như vậy. Tin tức về việc nhà vua trả đất cho Áo gặp phải nhiều hoài nghi. Người Pháp thu được rất ít so với những gì họ đã chiến đấu, họ gọi đó là Bête comme la paix ("Ngu như hòa bình") và Travailler pour le roi de Prusse ("Làm việc cho vua Phổ", i.e. làm không vì cái vì cả).[44]

Hoàng hậu, con cái và những nhân tình đầu tiên

Hoàng hậu Marie, họa phẩm của Carle Van Loo (1747)Chân dung của Louise Julie de Mailly, họa phẩm của Alexis Grimou.

Từ 1727 đến 1737, Hoàng hậu hạ sinh 2 trai 8 gái. Hoàng trưởng tử, chào đời ngày 4 tháng 9 năm 1729, được tấn phong làm Thái tử (dauphin) kế vị ngôi vua, dù anh ta chết trước phụ vương và không lên ngôi được. Con trai thứ hai, Quận công xứ Anjou, sinh 1730, mất 1733. Chỉ có hai người con lớn được nuôi ở Versailles; những người còn lại được nuôi ở Tu viện Fontevrault. Hoàng trưởng nữ, gọi là Madame Premiere, kết hôn với hoàng tử Felipe của Tây Ban Nha, con trai thứ hai của vua Tây Ban NhaElisabeth Farnese.

Louis đã từng rất yêu thương Hoàng hậu, trong những năm đầu họ dường như không thể tách rời, nhưng vì số người trong nhà tăng lên và hoàng hậu kiệt sức vì liên tục mang thai, nhà vua bắt đầu nhìn ra bên ngoài. Đầu tiên ông làm quen với một thị nữ của Hoàng hậu, Louise Julie de Mailly, người cùng tuổi với ông và đến từ gia đình quý tộc xưa. Không cần tán tỉnh hay nghi thức, ông biến Mailly làm nhân tình và tấn phong bà ta lên địa vị Công nương. Quận công xứ Luynes bình luận: "Nhà vua yêu phụ nữ, nhưng không đủ can đảm để kiềm chế cảm xúc của mình."[45] Năm 1738, sau khi hoàng hậu sẩy thai, các bác sĩ cấm bà giao hợp với nhà vua một thời gian. Nhà vua cảm thấy bị xúc phạm khi hoàng hậu từ chối mình và sau đó không còn ngủ chung với bà nữa. Biết rằng mình phạm tội ngoại tình, Louis từ chối xưng tội và nhận bí tích. Hồng y de Fleury cố gắng thuyết phục ông từ bỏ mấy cô nhân tình, song không được.

Năm 1740, nhà vua hướng sự chú ý qua em gái của Louise-Joulie, Pauline-Félicité, Hầu tước de Vintimille, đã kết hôn. Pauline-Félicité mang thai với vua vào cuối năm đó, nhưng cuối cùng cả mẹ lẫn con đều chết. Nhà vua rất đau thương và giành một thời gian cầu nguyện để tìm sự an ủi.[45] Sau khi ông hồi phục, Nữ Bá tước Mailly lại giới thiệu cho Vua cô em gái út, Marie Anne de Mailly, vợ góa của Hầu tước de Tournelle. Nhà vua ngay lập tức say mê Marie-Anne; tuy nhiên, bà đòi chị gái bà phải bị trục xuất khỏi triều trước khi bà trở thành người tình của nhà vua. Vua nghe theo, ngày 4 tháng 10 năm 1742, Marie-Anne được phong làm Phu nhân hầu phòng của Hoàng hậu, và một tháng sau vua lệnh cho chị bà phải rời khỏi triều và sống tại Paris. Ông tấn phong nhân tình mới làm Công nương xứ Chateauroux. Quan hệ với nhà vua với ba chị em trở thành đề tài châm biếm trong khắp triều và cả Paris, một bài thơ châm biếm ra đời, câu kết là: "Hốt hết cả một gia đình – là không chung thủy, hay là kiên định?"[46]

Tháng 6 năm 1744, vua rời Versailles để chuẩn bị thân chinh trong cuộc chiến kế vị Áo. Việc di chuyển phổ biến này đã bị hủy hoại bởi quyết định thiếu thận trọng của nhà vua để mang theo Marie-Anne de Mailly. Danh tiếng của ông trước công chúng trở nên xấu đi khi ông quyết định mang theo Marie-Anne de Mailly. Tháng 8, vua bệnh nặng ở Metz. Cái chết cận kề, và người ta tổ chức các lễ cầu Chúa phù hộ cho nhà vua qua khỏi. Các giáo sĩ từ chối làm lễ xá tội cho vua nếu ông không từ bỏ nhân tình, ông làm theo ý họ; Marie-Anne rời khỏi hậu cung nhưng lại đoàn tụ với vua một tháng sau. Lời thú nhận của nhà vua được công bố công khai khiến ông xấu hổ và làm tê liệt uy tín của chế độ quân chủ. Mặc dù việc Louis hồi phục sau căn bệnh khiến ông có biệt danh "Đáng yêu", sự kiện tại Metz làm giảm uy tín của ông. Thành công quân sự trong Chiến tranh Kế vị Áo làm dịu đi ác cảm của công chúng với những người tình của Louis, nhưng sau năm 1748, từ sự phẫn nộ với Hiệp ước Aix-la-Chapelle, những lời bàn tán không hay về những người phụ nữ đó được lan truyền rộng rãi.

Madame de Pompadour

Jeanne-Antoinette Poisson, nổi tiếng với biệt danh Madame de Pompadour, là nhân tình nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của Louis XV. Bà là con ngoại hôn của một tướng quân ở Paris, đã kết hôn với một chủ ngân hàng, Charles Guillaume Lenormant d'Etoiles. Bà được nhà vua để mắt tới tỏng cuộc đi săn, và chính thức gặp ông ở buổi dạ hội thời trang Carnaval năm 1745. Trước tháng 7, bà đã là người tình của nhà vua và được tấn phong tước Hầu xứ de Pompadour. Trong 20 năm tiếp theo, bà là người tri kỉ và cố vấn của nhà vua, giúp vua chọn hoặc bãi nhiệm các quan Thượng thư. Ý kiến của bà khiến các Bộ trưởng có thế lực bị lật đổ, bao gồm Machault d'AurnouvilleHầu tước d'Argenson, và nâng đỡ một số tướng không đủ năng lực. Lựa chọn đúng đắn nhất của bà là Quận công de Choiseul, người trở thành một trong những quan đại thần có năng lực nhất thời Louis XV. Từ năm 1750 bà không còn là tình nhân của nhà vua nữa nhưng vẫn là cố vấn thân cận nhất của ông. Bà được tấn phong làm Công nương vào năm 1752, và Phu nhân của cung Hoàng hậu vào năm 1756, và là người bảo trợ cho âm nhạc và nghệ thuật cũng như tôn giáo. Bà vẫn ở gần nhà vua cho đến khi qua đời vào năm 1764. Ông bị suy sụp tinh thần và nhốt mình trong phòng nhiều tuần sau khi bà mất.[47]

Khởi đầu Chiến tranh Bảy năm

Friedrich Đại đế đánh bại quân Pháp tại Trận Rossbach (5 tháng 11 năm 1755)Chiến thắng của quân Anh tại Trận Vịnh Quiberon (20 tháng 11 năm 1759) chấm dứt hi vọng xâm lược Anh quốc của Louis

Sau Hiệp ước Aix-la-Chapelle, nước Pháp yên ổn được bảy năm. Đến cuối tháng 8, 1755, Maria Theresia, Nữ hoàng Áo, bí mật viết thư cho Louis XV, được đại sứ Áo tại Paris đưa cho Madame de Pomapadour để chuyển lên nhà vua. Bà ta bí mật đề nghị kết minh Áo với Pháp, để chống lại sự đe dọa của cường quốc đang nổi lên là Phổ, khi đó vẫn còn là đồng minh của Pháp và Anh.[48]

Tại Tân thế giới, xung đột vẫn tiếp tục giữa Anh và Pháp. Các thuộc địa Pháp gặp phải bất lợi lớn về nhân khẩu; có ít hơn 70.000 người Pháp đóng trải dài trên một lãnh thổ từ Sông Saint Lawrence đến Ngũ Đại Hồ mở rộng xuống các thung lũng sông Mississippi và Ohio xuống Louisiana (đặt tên cho ông cố nhà vua, Louis XIV); so với 300.000 ở các thuộc địa Anh. Để bảo vệ lãnh thổ của mình, Pháp đã xây dựng Fort Duquesne để bảo vệ biên giới; Anh cũng cử George Washington đem một lực lượng nhỏ xây pháo đài ở Fort Necessity, gần đó. Năm 1752, sau khi tướng Joseph Coulon de Jumonville bị giết, người Pháp đã gửi quân tiếp viện và buộc Washington và quân của ông ta phải rút lui.[49]

Tiếp đó là Chiến tranh Pháp - Ấn Độ (không tuyên chiến), người Anh coi các thuộc địa Pháp là kẻ thù. Năm 1755, Anh bắt giữ 300 tàu buôn Pháp. Tháng 1 năm 1756, Louis gửi tối hậu thư cho Luân Đôn về việc đó, chính phủ Anh bác bỏ. Vài tháng sau, ngày 16 tháng 1 năm 1756, Friedrich Đại đế của Phổ kí Hiệp ước Westminster, kết minh với Anh. Louis đáp lại ngay lập tức vào ngày 1 tháng 5 năm 1756 khi kí hiệp ước phòng thủ chung với Áo, đó là Hiệp ước Versailles. Điều này khiến cả Vương đình Pháp bất ngờ, vì Pháp với Áo vốn là kẻ thù không đội chung trời trong suốt 200 năm.[50]

Louis tuyên chiến với Anh vào ngày 9 tháng 6 năm 1756, và gần như đã thành công. Hạm đội Pháp tại Địa Trung Hải đánh bại quân Anh ở Minorca năm 1756, và chiếm được đảo. Quân Pháp lại vượt trội hơn so với Anh và Phổ ở lục địa. Họ giành thắng lợi trước quân Anh dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Quận công xứ Cumberland ở Closterseven. Đội quân khác xâm chiếm SaxonHannover, quê hương của Vua George II. Tuy nhiên, tướng giỏi nhất bên Pháp, Maurice de Saxe, đã chết hai năm sau Chiến tranh Kế vị Áo, và các tướng quân mới, Charles, Vương công xứ Soubise, Quận công D'EstreesQuận công de Broglie ghét nhau và không muốn hợp tác với nhau.[51] Tháng 8, Friedrich của Phổ mở cuộc đánh chớp nhoáng vào Saxon và ngày 5 tháng 11 năm 1757, quân Pháp dù đông gấp đôi đối phương, nhưng đã bị đánh bại tại Trận Rossbach. Tân Thủ tướng Anh, William Pitt, chọn một vị tướng mới, Quận công Ferdinand xứ Brunswick-Wolfenbüttel, và quân đội Pháp bị đẩy trở lại Rhine, bị đánh bại lần nữa tại trận Crefield ngày 23 tháng 6. Sau đó, Anh và Phổ nắm được thượng phong, đẩy quân Pháp về các lãnh thổ Đức dọc theo sông Rhine.[52]

Sức mạnh của Hải quân Anh ngăn cản Pháp mở rộng các thuộc địa ở nước ngoài, và phi đội hải quân Anh đột kích vào bờ biển Pháp quốc tại CancaleLe Havre sau đổ bộ lên Ile d'Aix và Le Havre. Năm 1759 người Anh chiếm MartiniqueGuadeloupe miền Tây Ấn, cùng Cảng LouisQuebec. Một loạt thất bại trên biển buộc Louis phải từ bỏ kế hoạch xâm lược Anh quốc. Ở Ấn Độ, thuộc địa Pondicherry của Pháp bị quân Anh phủ vây. Tiền đồn quan trọng của Pháp ở Pondicherry thuộc Ấn Độ cũng lâm nguy, và đầu hàng vào năm sau. Ngày 8 tháng 9 năm 1860, Montreal đầu hàng, kết thúc nền đô hộ của Pháp tại Canada. Martinique rơi vào tay người Anh năm 1762.[53]

Vụ ám sát

Robert-François Damiens, họa phẩm của Ange-Jacques Gabriel (1757)

Ngày 5 tháng 1 năm 1757, khi nhà vua ngồi xe ngựa đến sân Grand Trianon Versailles, một thằng điên, Robert-François Damiens, đẩy lui đám thị vệ và tấn công nhà vua, dùng con dao nhỏ đâm vào bên hông vua. Các thị vệ bắt giữ Damien, và nhà vua lệnh cho họ cầm giữ nhưng không được làm hại hắn ta. Ông đi bộ lên cầu thang tới phòng mình tại Trianon, ở đó vết thương trở nặng. Ông cho đòi bác sĩ và linh mục tới, rồi ngất đi.[54] Louis được cứu khỏi vết thương lớn này vì khi đó mùa đông, quần áo ông mặc dày hơn bình thường. Tin tức truyền tới Paris, đám đông tụ họp trên đường phố. Giáo hoàng, Nữ hoàng Áo và vua Anh đều gửi thư cầu chúc cho ông hồi phục. Damien bị tra tấn nặng nề để coi có ai đứng đằng sau không, rồi bị xét xử trước Nghị viện Paris, thế lực đối kháng với vua trong mấy năm này. Để chứng minh sự trung thành của mình với nhà vua, Nghị viện kết án Damiens đến mức án nặng nhất; ngày 28 tháng 9 năm 1757, Damien bị xử chết tại Cung điện de Grève tại Paris bằng hình thức quải lạp phân (treo cổ, chặt đầu và phanh thây), thi thể bị đốt đi. Ngôi nhà của hắn bị đốt đi, người cha, vợ và các con gái bị trục xuất khỏi Pháp quốc, các anh chị em bị bắt phải đổi tên đổi họ.[55][56]Nhà vua hồi phục nhanh, nhưng cuộc tấn công ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của ông. Một trong những cựu thần của ông, Duford de Chervrny, sau đó viết: "ai cũng thấy khi các triều thần đến chúc mừng ngài hồi phục, Bệ hạ đáp, "vâng, trẫm khỏe," nhưng ôm đầu và nói, "nhưng điều đó rất tệ, và khó có thể chữa lành." Sau vụ ám sát, nhà vua đã mời thái tử đến để tham dự tất cả các cuộc họp của Hội đồng Hoàng gia và lặng lẽ đóng cửa lâu đài tại Versailles, nơi ông đã gặp với những người tình ngắn ngủi của mình.[57]

Nghị viện nổi dậy

Nghị viện là tổ chức của tầng lơp quý tộc và tăng lữ Pháp, những thành viên ở đây là thẩm phán tại tòa án, bao gồm cả quý tộc cha truyền con nối và bọn tư sản giàu mua ghế. Một số Nghị viện địa phương, chẳng hạn như Rouen và Provence, đã tồn tại hàng thế kỷ, và coi mình là chính phủ hợp pháp ở các tỉnh của họ. Louis tổ chức lại chính phủ và bổ nhiệm người của mình khiến uy quyền của Nghị viện cùng giá mua chức đều giảm theo. Ở Franche-Comte, BordelaiseRouen, Nghị viện từ chối nghe lệnh hoàng gia. Khi các đại thần khuyên nhà vua khẳng định quyền lực và thu thuế tất cả đẳng cấp, Nghị viện đình công, từ chối tiến hành xét xử các vụ án dân sự. Hệ thống tòa án bị đình trệ. Năm 1761, Nghị viện Normandy và Rouen đã viết biểu trình lên, giải thích rằng nhà vua có quyền đánh thuế, nhưng Nghị viện có độc quyền để thu thuế. Vua bác bỏ, trục xuất một số thành viên Nghị viện chống đối và tịch thu đất phong của họ. Trong suốt những năm sau, Nghị viện theo mệnh nhà vua, nhưng tìm mọi cơ hội để chống lại các khoản thuế mới và quyền hạn của nhà vua. Đây là một trong những nguyên nhân của sự phản đối quyền lực nhà vua mà cuối cùng phát triển thành Cách mạng Pháp ba chục năm sau.[58]

Miễn nhiệm chính phủ

Bá tước d'Argenson làm Bộ trưởng Chiến tranh từ 1743 đến 1747. Ông chủ trương duy trì chế độ quân chủ chuyên chế như kiểu thời Louis XIV của Pháp. Ông lập ra trường kĩ sư đầu tiên cho Pháp tại Mézières (1749–50); nhờ có các kỹ sư được đào tạo, Pháp có hệ thống cầu đường tốt nhất ở châu Âu. Ông cũng thành lập học viện quân sự, École Militaire, và theo mô hình của người Phổ, thành lập các trại đào tạo quân sựp, giúp khôi phục sức mạnh quân sự của Pháp.[59]

Machaud D'Arnouville được D'Argenson tiến cử, nhưng hai người dần đối đầu nhau. D'Arnouville là Thượng thư bộ Tài chính từ 1745 đến 1754, rồi Bộ trưởng Hải quân từ 1754 đến 1757. Ông đặt ra thuế "Vingtieme" (1749) không được ủng hộ, theo đó đánh thuế tất cả công dân, kể cả tầng lớp quý tộc, cùng tỷ lệ, đồng thời giảm giá ngũ cốc (1754), làm tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp. Sự dao động giá ngũ cốc cuối cùng sẽ trở thành một nguyên nhân Cách mạng Pháp.[60]

Ngày 1 tháng 2 năm 1757, nhà vua đột ngột bãi chức cả d'Arnouville và d'Argenson, đày họ về quê; vì cho rằng họ lơ là không biết ngăn cản vụ ám sát, và chính phủ của họ không làm hài lòng Madame de Pompadour.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Louis XV của Pháp http://www.histoire-et-secrets.com/articles.php?ln... http://rouvroy.medusis.com/docs/1215.html?qid=sdx_... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12282451x http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12282451x http://www.idref.fr/027317463 http://id.loc.gov/authorities/names/n50080622 http://d-nb.info/gnd/118729438